Sơ Học Luân Lý ( Trần Trọng Kim)

Nhã Nam

Sơ Học Luân Lý ( Trần Trọng Kim)

Giá thông thường €11,99
Đơn giá  trên 
Đã bao gồm thuế.

SÁCH ORDER, dự kiến giao hàng trong 3-6 TUẦN
GIỚI THIỆU SÁCH:

"Việc tái xây dựng một nền văn hóa-đạo đức lành mạnh cho nước Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa tính hiện đại và tính truyền thống đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạt động văn hóa-giáo dục-tôn giáo, và cũng là đường lối căn bản xây dựng văn hóa-giáo dục của Nhà nước hiện nay. Nhưng để hiểu được văn hóa-đạo đức truyền thống của dân tộc ta một cách cụ thể như thế nào thì hiện chúng ta có rất ít tài liệu để tham khảo, học hỏi.

Quyển Sơ học luân lý của Trần Trọng Kim vì vậy có thể coi là bộ sách 'tập đại thành' một cách sơ giản, hay như một bảng lược đồ ngắn gọn dễ hiểu và chính xác nhất về diện mạo luân lý truyền thống Việt Nam, mà ngày nay chúng ta vẫn có thể coi là tài liệu tham khảo có giá trị nhất, từ đó rút tỉa để tiến tới xây dựng một nền văn hóa phù hợp nhất cho dân tộc Việt Nam."

- Trần Văn Chánh

GIỚI THIỆU TÁC GIẢ:
Trần Trọng Kim (1882-1953), người làng Kiều Lĩnh, xã Đan Phố, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Là một học giả uyên thâm cả tân học lẫn cựu học, ông dành cả cuộc đời cho ngành giáo dục và cho nền văn hóa Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX. Khởi đầu sự nghiệp trứ tác từ năm 1914 khi phụ trách mục “Học khoa” trên Đông Dương tạp chí, bên cạnh Việt Nam sử lược (1920) và Nho giáo (1930-1933) là hai công trình đồ sộ và quan trọng nhất, ông còn là tác giả của nhiều cuốn sách có giá trị vượt thời gian, như Sơ học luân lý (1914), Sư phạm khoa yếu lược (1916), Quốc văn giáo khoa thư (1916), Truyện Thúy Kiều (1925, soạn chung với Bùi Kỷ), Phật lục (1940), Việt Nam văn phạm (1940, soạn chung với Phạm Duy Khiêm, Bùi Kỷ), Một cơn gió bụi (1949-1969),

Trần Trọng Kim còn là một chính trị gia, một nhà giáo mẫu mực, có uy tín trong xã hội. Cuộc đời ông là tấm gương về tư cách của một học giả.


Tìm đọc các tác phẩm của Trần Trọng Kim do Nhã Nam xuất bản:
- Việt Nam sử lược
- Nho giáo
GIỚI THIỆU SÁCH:

"Việc tái xây dựng một nền văn hóa-đạo đức lành mạnh cho nước Việt Nam trên cơ sở kết hợp giữa tính hiện đại và tính truyền thống đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạt động văn hóa-giáo dục-tôn giáo, và cũng là đường lối căn bản xây dựng văn hóa-giáo dục của Nhà nước hiện nay. Nhưng để hiểu được văn hóa-đạo đức truyền thống của dân tộc ta một cách cụ thể như thế nào thì hiện chúng ta có rất ít tài liệu để tham khảo, học hỏi.

Quyển Sơ học luân lý c...